Lịch sử Vi_địa_chấn

Sau công trình tiên phong của Kannai và Tanaka[2], nhiều nhà nghiên cứu đã điều tra các ứng dụng và độ tin cậy của phương pháp Vi địa chấn. Hạn chế lớn nhất của phương pháp được Kannai và Tanaka đề xuất là họ coi là phổ Fourier của các chuyển động ngang phản ánh hàm chuyển tiếp (Transfer function) của bề mặt. Tuy nhiên, người ta thấy phổ Vi địa chấn ngang thường thể hiện các đặc điểm của nguồn chứ không phải là hàm chuyển tiếp ở vị trí khảo sát.

Yukta Nakamura vào năm 1989 đã sửa đổi phân tích Vi địa chấn bằng cách đề xuất một kỹ thuật mới, thường được gọi là phương pháp H/V (horizontal-to-vertical). Trong kỹ thuật này, hiệu ứng của nguồn có thể giảm thiểu bằng cách chuẩn hóa (normalizing) các biên độ phổ dao động ngang với biên độ phổ dao động đứng. Tỷ lệ phổ gần bằng hàm chuyển tiếp sóng ngang giữa mặt đất và đá gốc.

Phương pháp này không đòi hỏi bất kỳ hố khoan, do đó thuận tiện và không tốn kém như các phương pháp truyền thống cần đến hố khoan. Phương pháp này hiện nay được sử dụng rộng rãi cho việc quan sát Vi địa chấn mặc dù nó thiếu một nền tảng lý thuyết rõ ràng [3].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vi_địa_chấn http://www.geometrics.com/geometrics-products/seis... http://www.optimsoftware.com/index.php/optim-sds-a... http://www.optimsoftware.com/index.php/seisopt-rem... http://dgmv.gov.vn/index.php/gioi-thieu-don-vi/lie... http://igp-vast.vn/index.php/vi https://web.archive.org/web/20141215154411/http://... https://web.archive.org/web/20150416084733/http://... https://web.archive.org/web/20150424004628/http://... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Geotec...